7 VẤN ĐỀ VỀ DA THƯỜNG GẶP KHI MANG THAI CHỊ EM NÀO CŨNG CẦN BIẾT
Miér Nov 06, 2019 2:57 pm
Khác với thời son rỗi, khi mang thai hầu hết làn da của chị em thường có dấu hiệu “xuống cấp” khá rõ rệt. Mặc dù phần nhiều không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng chúng khiến chị em tự ti hơn, thậm chí là tủi thân rồi trầm cảm. Bài viết này Sia sẽ điểm qua những vấn đề về da khi mang thai để chị em, nhất là các mẹ bầu hiểu rõ hơn cũng như có biện pháp khắc phục nhé.
1/ DA KHÔ HƠN
Khi mang thai, một trong những điều mà chị em thường thấy là làn da của mình có dấu hiệu khô hơn. Điều này hoàn toàn bình thường vì cùng với sự phát triển của thai nhi, cơ thể người mẹ cũng dễ thiếu hụt nước dẫn đến da khô. Không chỉ da mặt mà da môi, vùng da quanh mép miệng cũng dễ khô, bong tróc hơn.
cham-soc-da-khi-mang-thai-1
Để khắc phục điều này, mẹ bầu nên tích cực bổ sung nước mỗi ngày bao gồm nước lọc, nước ép trái cây hay canh hoặc súp chẳng hạn. Bên cạnh đó, cần hạn chế sử dụng nước “quá ấm” để rửa mặt nếu không thực sự cần thiết. Và đừng quên thoa kem dưỡng cho da mặt và môi mỗi tối trước khi đi ngủ nhé. Về kem dưỡng nếu lo lắng, chị em có thể lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc thiên nhiên, hữu cơ để an tâm sử dụng nhé.
Sản phẩm gợi ý: Kem dưỡng chăm sóc da khô nha đam và jojoba sa mạc (Desert Aloe & Jojoba Cream).
2/ XUẤT HIỆN MỤN
Sự gia tăng của hormone androgen trong thời gian mang thai khiến da sản sinh bã nhờn nhiều hơn. Đó là lý do khiến mụn, đặc biệt là mụn trứng cá “ghé thăm” nhiều hơn khi bạn mang thai, thậm chí cho dù trước đó mẹ bầu có sở hữu một làn da trắng, láng mịn như thế nào đi chăng nữa.
Nếu không thể ngăn ngừa, mẹ bầu có thể hạn chế hoặc giảm thiểu các hệ lụy do mụn gây ra bằng cách:
- Rửa mặt sạch với sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ mỗi ngày (sáng và tối)
Không dùng tay nặn mụn sẽ rất dễ để lại sẹo
- Hạn chế trang điểm
- Hạn chế ăn đồ ngọt quá nhiều, thay vào đó nên uống nhiều nước, bổ sung vitamin B2, ăn thêm rau xanh và các loại hạt…
- Một số loại mặt nạ từ nghệ, mật ong, nha đam hoặc baking soda… là lựa chọn tốt để giảm thiểu mụn.
- Tuyệt đối tránh các loại thuốc, mỹ phẩm trị mụn có chứa Isotretinoin, Tetracyclines, Corticosteroid, Retinoid...
3/ RẠN DA
Có đến 90% phụ nữ xuất hiện rạn da khi mang thai. Có thể hiểu cơ bản đó là những vết rạn tím đỏ xuất hiện trên bụng, đùi, ngực, mông khi da bị kéo căng và lượng hormone thay đổi. Thường thì nếu mẹ hoặc chị em gái của bạn đã từng bị rạn da thì nguy cơ cao bạn cũng sẽ gặp phải vấn đề này.
cham-soc-da-khi-mang-thai-2
Thực tế phần nhiều chúng sẽ mờ dần theo thời gian, thậm chí có thể biến mất sau khi sinh. Chính vì vậy các mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng. Các bạn có thể sử dụng dầu dừa hoặc sản phẩm ngừa rạn da an toàn để thoa đều lên các vùng da dễ bị rạn từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi. Mặc dù chúng không thể ngăn da hết rạn nhưng sẽ giúp da có độ ẩm tốt hơn, giúp da không bị rạn sâu hơn đấy nhé.
4/ SẠM, NÁM
Nồng độ estrogen tăng cao trong thai kỳ làm rối loạn sắc tố là nguyên nhân khiến khoảng 70% chị em xuất hiện sạm, nám ở 2 bên gò má, mũi và trán…
Chính vì vậy, để ngăn ngừa nám xuất hiện và lan rộng, mẹ bầu nên hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng của mặt trời nhất là thời điểm tia UV mạnh từ 10h sáng đến 3h chiều. Nếu ra đường mẹ cần che chắn cẩn thận nhất là vùng da mặt và đừng quên thoa kem chống nắng (chỉ số SPF 30 là được). Với kem chống nắng chị em có thể ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên như Kem chống nắng hàng ngày Tinh chất xương rồng (Prickly Pear Daily Moisturizer).
Ngoài ra, chị em có thể tăng cường bổ sung vitamin C bằng cách uống nước chanh hoặc đắp mặt nạ để tăng cường sức đề kháng cho da. Thường thì nám sẽ biến mất sau sinh nhưng cũng không hiếm trường hợp chúng bám dai dẳng trên da sau khi sinh nên chị em cũng cần chú ý.
cham-soc-da-khi-mang-thai-3
5/ DA NỔI MẨN ĐỎ, MỀ ĐAY...
Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng nhưng rất nhiều chị em khi mang thai thường xuất hiện các vết mẩn đỏ trên da, đặc biệt là các vùng có nếp gấp như nách, cổ và bẹn. Thậm chí nhiều chị em còn cảm thấy ngứa, xuất hiện vảy nến hoặc chàm vô cùng khó chịu.
Thường thì những mẩn đỏ này sẽ vô hại nhưng nếu quá khó chịu với chúng bạn cần tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bôi ngoài da nào, đặc biệt là thuốc uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
6/ XUẤT HIỆN TĨNH MẠCH MẠNG NHỆN
Đây là cụm từ dùng để chỉ tình trạng các tĩnh mạch nhỏ nổi rõ rệt có hình như mạng nhện trên da khi mang thai, đặc biệt là vùng cổ, cánh tay, chân… Điều này được lý giải là vì tĩnh mạch bị ảnh hưởng khi nồng độ estrogen tăng cao.
Tình trạng này không gây hại cho mẹ bầu hay thai nhi, chúng sẽ biến mất sau khi sinh. Do đó mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng. Một số trường hợp được gọi là giãn tĩnh mạch do áp lực từ tử cung khiến mạch máu phình lên có thể gây đau, lúc này mẹ bầu có thể kết hợp vận động nhẹ nhàng, đi dạo, giơ chân lên cao và sử dụng vớ y khoa để giảm thiểu hiện tượng trên.
7/ NÚM VÚ ĐEN, XUẤT HIỆN ĐƯỜNG ĐEN SỌC BỤNG...
Đây là thay đổi thường thấy khi mang thai chứ không được gọi là vấn đề về da. Tuy nhiên Sia cũng bổ sung để chị em nào chưa biết sẽ không ngạc nhiên khi thấy sự thay đổi này.
Cụ thể, hiện tượng này là do tăng hắc tố da khi mang thai, nó sẽ khiến da bạn xuất hiện tàn nhang, sẹo hoặc da xung quanh núm vú tối màu hơn, xuất hiện đường dọc bụng… Để giảm thiểu tình trạng này chị em nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 9h sáng đến 3h chiều.
9 tháng 10 ngày mang thai, không chỉ cân nặng cơ thể mà các mẹ bầu sẽ thấy làn da và tính tình của mình sẽ có sự thay đổi khá rõ rệt. Điều này là dễ hiểu. Thế nhưng, nếu biết cách, mẹ bầu hoàn toàn có thể chủ động giảm thiểu những ảnh hưởng cả về nhan sắc và tinh thần để có một thai kỳ khỏe mạnh và an nhiên hơn. Hy vọng với những chia sẻ trên của Sia đã phần nào mang đến những kiến thức bổ ích cho các chị em đang và sẽ làm mẹ nhé.
Nguồn : https://siabotanics.com.vn/7-van-de-ve-da-thuong-gap-khi-mang-thai-chi-em-nao-cung-can-biet.html
1/ DA KHÔ HƠN
Khi mang thai, một trong những điều mà chị em thường thấy là làn da của mình có dấu hiệu khô hơn. Điều này hoàn toàn bình thường vì cùng với sự phát triển của thai nhi, cơ thể người mẹ cũng dễ thiếu hụt nước dẫn đến da khô. Không chỉ da mặt mà da môi, vùng da quanh mép miệng cũng dễ khô, bong tróc hơn.
cham-soc-da-khi-mang-thai-1
Để khắc phục điều này, mẹ bầu nên tích cực bổ sung nước mỗi ngày bao gồm nước lọc, nước ép trái cây hay canh hoặc súp chẳng hạn. Bên cạnh đó, cần hạn chế sử dụng nước “quá ấm” để rửa mặt nếu không thực sự cần thiết. Và đừng quên thoa kem dưỡng cho da mặt và môi mỗi tối trước khi đi ngủ nhé. Về kem dưỡng nếu lo lắng, chị em có thể lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc thiên nhiên, hữu cơ để an tâm sử dụng nhé.
Sản phẩm gợi ý: Kem dưỡng chăm sóc da khô nha đam và jojoba sa mạc (Desert Aloe & Jojoba Cream).
2/ XUẤT HIỆN MỤN
Sự gia tăng của hormone androgen trong thời gian mang thai khiến da sản sinh bã nhờn nhiều hơn. Đó là lý do khiến mụn, đặc biệt là mụn trứng cá “ghé thăm” nhiều hơn khi bạn mang thai, thậm chí cho dù trước đó mẹ bầu có sở hữu một làn da trắng, láng mịn như thế nào đi chăng nữa.
Nếu không thể ngăn ngừa, mẹ bầu có thể hạn chế hoặc giảm thiểu các hệ lụy do mụn gây ra bằng cách:
- Rửa mặt sạch với sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ mỗi ngày (sáng và tối)
Không dùng tay nặn mụn sẽ rất dễ để lại sẹo
- Hạn chế trang điểm
- Hạn chế ăn đồ ngọt quá nhiều, thay vào đó nên uống nhiều nước, bổ sung vitamin B2, ăn thêm rau xanh và các loại hạt…
- Một số loại mặt nạ từ nghệ, mật ong, nha đam hoặc baking soda… là lựa chọn tốt để giảm thiểu mụn.
- Tuyệt đối tránh các loại thuốc, mỹ phẩm trị mụn có chứa Isotretinoin, Tetracyclines, Corticosteroid, Retinoid...
3/ RẠN DA
Có đến 90% phụ nữ xuất hiện rạn da khi mang thai. Có thể hiểu cơ bản đó là những vết rạn tím đỏ xuất hiện trên bụng, đùi, ngực, mông khi da bị kéo căng và lượng hormone thay đổi. Thường thì nếu mẹ hoặc chị em gái của bạn đã từng bị rạn da thì nguy cơ cao bạn cũng sẽ gặp phải vấn đề này.
cham-soc-da-khi-mang-thai-2
Thực tế phần nhiều chúng sẽ mờ dần theo thời gian, thậm chí có thể biến mất sau khi sinh. Chính vì vậy các mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng. Các bạn có thể sử dụng dầu dừa hoặc sản phẩm ngừa rạn da an toàn để thoa đều lên các vùng da dễ bị rạn từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi. Mặc dù chúng không thể ngăn da hết rạn nhưng sẽ giúp da có độ ẩm tốt hơn, giúp da không bị rạn sâu hơn đấy nhé.
4/ SẠM, NÁM
Nồng độ estrogen tăng cao trong thai kỳ làm rối loạn sắc tố là nguyên nhân khiến khoảng 70% chị em xuất hiện sạm, nám ở 2 bên gò má, mũi và trán…
Chính vì vậy, để ngăn ngừa nám xuất hiện và lan rộng, mẹ bầu nên hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng của mặt trời nhất là thời điểm tia UV mạnh từ 10h sáng đến 3h chiều. Nếu ra đường mẹ cần che chắn cẩn thận nhất là vùng da mặt và đừng quên thoa kem chống nắng (chỉ số SPF 30 là được). Với kem chống nắng chị em có thể ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên như Kem chống nắng hàng ngày Tinh chất xương rồng (Prickly Pear Daily Moisturizer).
Ngoài ra, chị em có thể tăng cường bổ sung vitamin C bằng cách uống nước chanh hoặc đắp mặt nạ để tăng cường sức đề kháng cho da. Thường thì nám sẽ biến mất sau sinh nhưng cũng không hiếm trường hợp chúng bám dai dẳng trên da sau khi sinh nên chị em cũng cần chú ý.
cham-soc-da-khi-mang-thai-3
5/ DA NỔI MẨN ĐỎ, MỀ ĐAY...
Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng nhưng rất nhiều chị em khi mang thai thường xuất hiện các vết mẩn đỏ trên da, đặc biệt là các vùng có nếp gấp như nách, cổ và bẹn. Thậm chí nhiều chị em còn cảm thấy ngứa, xuất hiện vảy nến hoặc chàm vô cùng khó chịu.
Thường thì những mẩn đỏ này sẽ vô hại nhưng nếu quá khó chịu với chúng bạn cần tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bôi ngoài da nào, đặc biệt là thuốc uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
6/ XUẤT HIỆN TĨNH MẠCH MẠNG NHỆN
Đây là cụm từ dùng để chỉ tình trạng các tĩnh mạch nhỏ nổi rõ rệt có hình như mạng nhện trên da khi mang thai, đặc biệt là vùng cổ, cánh tay, chân… Điều này được lý giải là vì tĩnh mạch bị ảnh hưởng khi nồng độ estrogen tăng cao.
Tình trạng này không gây hại cho mẹ bầu hay thai nhi, chúng sẽ biến mất sau khi sinh. Do đó mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng. Một số trường hợp được gọi là giãn tĩnh mạch do áp lực từ tử cung khiến mạch máu phình lên có thể gây đau, lúc này mẹ bầu có thể kết hợp vận động nhẹ nhàng, đi dạo, giơ chân lên cao và sử dụng vớ y khoa để giảm thiểu hiện tượng trên.
7/ NÚM VÚ ĐEN, XUẤT HIỆN ĐƯỜNG ĐEN SỌC BỤNG...
Đây là thay đổi thường thấy khi mang thai chứ không được gọi là vấn đề về da. Tuy nhiên Sia cũng bổ sung để chị em nào chưa biết sẽ không ngạc nhiên khi thấy sự thay đổi này.
Cụ thể, hiện tượng này là do tăng hắc tố da khi mang thai, nó sẽ khiến da bạn xuất hiện tàn nhang, sẹo hoặc da xung quanh núm vú tối màu hơn, xuất hiện đường dọc bụng… Để giảm thiểu tình trạng này chị em nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 9h sáng đến 3h chiều.
9 tháng 10 ngày mang thai, không chỉ cân nặng cơ thể mà các mẹ bầu sẽ thấy làn da và tính tình của mình sẽ có sự thay đổi khá rõ rệt. Điều này là dễ hiểu. Thế nhưng, nếu biết cách, mẹ bầu hoàn toàn có thể chủ động giảm thiểu những ảnh hưởng cả về nhan sắc và tinh thần để có một thai kỳ khỏe mạnh và an nhiên hơn. Hy vọng với những chia sẻ trên của Sia đã phần nào mang đến những kiến thức bổ ích cho các chị em đang và sẽ làm mẹ nhé.
Nguồn : https://siabotanics.com.vn/7-van-de-ve-da-thuong-gap-khi-mang-thai-chi-em-nao-cung-can-biet.html
Permisos de este foro:
No puedes responder a temas en este foro.
|
|